Kinh nghiệm mua đất — Lựa chọn đất
Tìm hiểu thông tin khu đất
Muốn mua gì cũng phải biết rõ về thứ bạn muốn mua. Việc tìm hiểu thông tin khu đất càng kĩ càng, bạn càng dễ mua được đất tốt.
Cần xem xét xem mảnh đất đó thuộc diện như thế nào? Giao thông có thuận tiện không? Khu dân cư sinh sống có ổn định không? Đặc biệt, cần lưu ý đến các yếu tố tiện ích xung quanh khu đất như: trường học, chợ, bệnh viện,…để tiện khi sinh sống.
Bên cạnh đó, về mặt pháp lý, bạn cũng nên kiểm tra. Cần biết chắc mảnh đất bạn mua có nằm trong diện quy hoạch hay giải tỏa khu vực không?,….bạn cần phải tìm hiểu kỹ. Thậm chí, bạn có thể yêu cầu kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã, huyện hay Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không.
Chọn hướng đất phù hợp
Thành ngữ có câu “trạch địa di cư” tức chọn đất mà ở. Do đó, khi quyết định mua đất, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến hướng mảnh đất.
Theo kinh nghiệm mua đất về phong thủy, mảnh đất lý tưởng nhất là ở hướng Nam hoặc Đông Nam. Tại 2 hướng này khí hậu ôn hòa, gió lành, thuận lợi và đẹp nhất để xây nhà. Tuy nhiên đây cũng chỉ là kinh nghiệm dân gian, bạn vẫn có thể lựa chọn các hướng khác phù hợp.
Tìm hiểu vị trí và thế đất
Một trong những kinh nghiệm mua đất phổ biến là tìm hiểu vị trí cũng như vị thế của mảnh đất. Nên chọn những mảnh đất có hướng đẹp, chiều dài, chiều rộng có tỷ lệ tương quan. Đặc biệt nên ở vị trí đẹp, bằng phẳng, không bị gồ ghề.
Theo phong thủy, khi chọn tránh các mảnh đất phía trước mặt có cột điện, cây lớn hay con đường thẳng cắm vào khu đất. Người kinh doanh thì nên tránh các mảnh đất có hình chữ L, hình tam giác, bị đầu to đuôi tóp lại…sẽ khó thuận lợi về tài chính.
Tìm hiểu môi trường xung quanh
Có 3 yếu tố thường xuyên được nhắc đến khi mua đất chính là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Theo kinh nghiệm mua đất, nên lựa chọn mảnh đất tốt nhưng phải có thêm yếu tố “nhân hòa”. Môi trường sống xung quanh quyết định đến chất lượng sống của gia chủ và giá trị mảnh đất.
Hạn chế mua đất gần nghĩa trang, bãi rác hay nhà tù hoặc trong các khu vực an ninh phức tạp. Nên mua đất gần khu dân cư an ninh, có đường lớn, điện nước đầy đủ, thuận tiện sinh hoạt.
Xem xét địa chất khu đất
Địa chất của mảnh đất ảnh hưởng quan trọng đến việc xây dựng nhà. Các khu đất nằm trên các khu vực cao hồ lấp sẽ có địa chất nền đất yếu, điều này sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền gia cố nền đất khi xây nhà sau này.
Đường đi vào không tranh chấp
Kinh nghiệm mua đất của nhiều người cho thấy, mua đất quan trọng nhất lối đi. Nhiều mảnh đất không có lối đi hoặc lối đi đang tranh chấp. Khi mua, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, tránh các quyết định nóng vội dẫn đến “mất tiền oan”.
Việc lối đi đang tranh chấp quyết liệt nhưng vẫn được tính vào diện tích bán là một điều người mới mua đất thường gặp. Bạn nên cẩn thận dò hỏi kĩ xung quanh về lối đi của mảnh đất trước khi mua.
Kinh nghiệm mua đất — Kiểm tra pháp lý
Kinh nghiệm mua đất bắt buộc bạn nên nhớ nằm lòng đó là kiểm tra giấy tờ, sổ đỏ. Đây là vấn đề quan trọng, quyết định đến tính pháp lý của mảnh đất.
Bạn nên chọn mua đất đã có sổ đỏ, tránh tranh chấp cũng như dễ đền bù nếu có thu hồi sau này.
Tuy nhiên hiện nay làm sổ đỏ giả đang rất tràn lan. Bạn nên biết cách kiểm tra sổ đỏ để phân biệt, kẻo mất trắng mà không được gì.
Ngoài ra, để an toàn và đảm bảo, bạn nên kiểm tra tính pháp lý của mảnh đất tại phòng công chứng. Sau khi đã xác định được mảnh đất ưng ý thì việc kiểm tra lại tính pháp lý của mảnh đất chính là khâu cuối cùng nhằm đảm bảo mảnh đất bạn mua là đất tốt.
Kinh nghiệm mua đất — Thanh toán đất
Tránh rủi ro khi đặt cọc
Trong mua bán nhà đất thì đặt cọc là biện pháp tối ưu nhằm đảm bảo về mặt dân sự. Tuy nhiên, bạn phải luôn cảnh giác, đề phòng mất cọc mà không có đất.
Sau khi thỏa thuận xong giá cả, bạn cần kiểm tra những điều sau đây:
Kiểm tra xem đất có chính chủ không
Bạn cần đối chiếu xem tên, ảnh cũng như số CMND trên sổ có trùng khớp với trên CMND của người bán hay không. Ngoài ra, nên mang bản giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để kiểm tra tại tổ dân phố hoặc phường.
Đất có bị vướng quy hoạch không?
Trước khi đặt cọc nhà đất, bạn cần kiểm tra và xác nhận mảnh đất có có vướng quy hoạch hay không. Cách kiểm tra là đến Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các UBND quận/huyện mảnh đất đó tọa lạc.
Soạn thảo hợp đồng đặt cọc
Thông thường bên có lợi sẽ là bên soạn thảo hợp đồng đặt cọc — đây là văn bản quan trọng đầu tiên mà hai bên giao dịch ký kết. Theo đó, bạn cần nhờ một chuyên gia hoặc luật sư có kinh nghiệm để tư vấn.
Làm hợp đồng chuyển nhượng rõ ràng
Một trong những thủ tục mua bắt buộc bạn phải thực hiện là làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây được xem là sự giao kết giữa bên bán và bên mua nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa hai bên.
Hợp đồng này đóng vai trò vô cùng quan trọng, khẳng định “chủ quyền” của bạn tại mảnh đất. Bạn nên thỏa thuận điều khoản rõ ràng trước khi soạn. Sau khi soạn nên đọc kĩ lại nhiều lần trước khi ký.
Nên thực hiện thanh toán tại ngân hàng
Mua bán đất thường có giá trị cao, nên các giao dịch bạn nên ra ngân hàng thực hiện thanh toán. Bởi lẽ, với một số tiền lớn, ngân hàng sẽ có các chứng từ giao dịch. Các chứng từ này được xem là bằng chứng, chứng cứ khẳng định bạn đã giao dịch và thanh toán đủ số tiền theo hợp đồng đã định sẵn.
Không nên thanh toán 100% khi chưa nhận sổ đỏ
Kinh nghiệm mua đất nền bạn nên đặc biệt lưu ý là không nên thanh toán hết 100% khi chưa cầm sổ đỏ. Khi chưa có gì chắc chắn trong tay, bạn chỉ nên thanh toán một phần hoặc một nửa giá trị của mảnh đất.
Khi đã cầm sổ đỏ, cần xác định đó là sổ đỏ thực, bạn mới thanh toán hết số tiền còn lại. Điều này nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho bạn, tránh bị lừa mua đất “ảo”.