Cách chọn vật liệu nội thất

 Hướng dẫn chọn vật liệu

Có thể nói thị trường nội thất có đến hàng ngàn hàng vạn loại vật liệu khác nhau, mỗi loại như vậy lại có nhiều nhà sản xuất,  cung cấp. Nếu như chúng ta không am hiểu thì rất dễ hiểu nhầm và sản phẩm cuối cùng không được như mong muốn.

Chúng ta sẽ tham khảo các vật liệu cơ bản và tóm gọn trong ngành nội thất để việc lựa chọn dễ dàng và nhanh chóng.

1. Gỗ tự nhiên

Là loại vật liệu được dùng nhiều trong ngành nội thất, dường như không thể thiếu trong những năm của thập niên trước. Nhưng ngày này gỗ tự nhiên được áp dụng vào nội thất ngày càng ít đi bởi do những hạn chế của nó. Tuy nhiên nếu biết cách vận dụng nó sẽ tạo ra các giá trí thẩm mỹ rất cao mà khó có loại vật liệu nào thay thế.

Ưu điểm của gỗ tự nhiên trong ngành thiết kế nội thất

  • Ứng dụng trong các phong cách thiết kế nghiêng về gỗ tự nhiên
  • Ứng dụng trong các họa tiết, chi tiết hoa văn, nghệ thuật, đường cong và uống lượn, giữ được nét tự nhiên của vân gỗ
  • Có độ bền, khả năng chịu lực và môi trường ẩm ướt nên được ứng dụng trong nội thất và ngoại thất
  • Một số loại có khả năng chống mối mọt như căm xe, gõ đỏ, thông, vv…

Nhược điểm của gỗ tự nhiên trong thiết kế nội thất

  • Dễ bị co ngót, nứt xé gỗ, cong vênh nên việc xử lý đòi hỏi nhiều kính nghiệm và đúng kỹ thuật.
  • Dễ bị mối mọt ăn phá.
  • Giá thành gỗ càng ngày càng cao, ảnh hưởng đến mối trường thiên nhiên

Chúng ta hiểu được ưu nhược và đặc tính của gỗ tự nhiên để ứng có sự lựa chọn tốt nhất cho không gian sống của mình. Các loại gỗ tự nhiên thường được ứng dụng cụ thể như sau

  • Dùng làm bật cầu thang và tay vịn
  • Ứng dụng trong các vách lam, vách ốp
  • Sử dụng đề đồ dùng trong phòng tắm, phòng xông hơi
  • Bố trí các kệ, lan can ngoài trời, logia hay ban công.
  • Bố trí các cột đèn ngoài trời
  • Đặc biệt được ứng dụng khá nhiều trong các phong cách Midcentury ModernIndochineJapandi

2. Gỗ công nghiệp

Là loại vật liệu được dùng nhiều nhất trong những năm vừa qua với rất nhiều mẫu mã đa dạng về hình thức, chủng loại và được đưa vào trong thiết kế nội thất rất hiệu quả.

Tấm gỗ công nghiệp thường có 2 phần là lõi gỗ bao gồm: MFC, MFC chống ẩm, MDF, MDF chống ẩm (lõi xanh), HDF, CDF, Flywood, Nhựa … và bề mặt phủ: Melamine, Laminte, Acrylic, Veneer, sơn …

Ứng dụng:
MFC phủ Melamine thường được ứng dụng trong nội thất ở các phòng ngủ, phòng khách… những khu vực khô ráo không ẩm nước. Được các nhà đầu tư sử dụng cho nội thất căn hộ để bán, nội thất căn hộ cho thuê, nội thất phòng trọ cao cấp.

MFC chống ẩm phủ Melamine có khả năng chịu được trong môi trường ẩm nên thường dùng trong các khu vực phòng bếp, logia – Hãy lưu ý rằng loại này chỉ có khả năng chống ẩm không chống được nước

MDF phủ Melamine thường được dùng trong nội thất căn hộ, nhà ở, biệt thự, sảnh khách sạn… Là loại thông dùng và được ứng dụng nhiều trong thiết kế và sản xuất nội thất ngoại trừ phòng bếp.

MDF chống ẩm phủ Melamine, Acrylic, Laminate và HDF phủ Melamine, Acrylic, Laminate có khả năng chống ẩm cao được ứng dụng trong tất cả các nội thất như bếp, phòng ăn, phòng khách… Ngoại trừ các khu vực thường xuyên có nước như ban công, phòng giặt, trong WC.

CDF phủ Melamine, Acrylic, Laminate lõi đen nên được dùng trong các vách CNC trang trí nội thất, trong WC, Phòng giặt thậm chí ở ban công vì nó có khả năng chịu ẩm và chịu được nước tương đối tốt

Nhựa phủ Acrylic, Laminate, Sơn là loại có khả năng chống nước 100%, chống mối mọt tuyệt đối nên thường được ứng dụng trong WC như tủ lavabo, tủ gương, phòng giặt và tất cả các khu vực thường xuyên bị nước. Lưu ý: Nhựa không phủ được Melamine

Lời khuyên:

Tất cả các vật liệu điều có tính chất và đặc điểm ứng dụng riêng, phải biết vận dụng chúng phù hợp cho từng khu vực để tránh lãng phí.

  • Không dùng nhựa để sử dụng cho nội thất toàn căn hộ nếu nhà không bị mối mọt.
  • Không dùng MFC, MDF cho tủ bếp, phòng giặt, ban công và các khu vực có ẩm, nước.

Tấm lõi gỗ công nghiệp

Bề mặt phủ melamine

Tấm Melamine

Bề mặt phủ Acrylic

Tấm Acrylic

3. Các loại kính

Chất liệu kính được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất, phổ biến nhất là vách ngăn kính, kính ốp tường, kính trang trí.

Kính vách ngăn trong nội thất

+ Vách ngăn văn phòng: Vách ngăn văn phòng thường thấy là mẫu vách ngăn nhôm kính mờ hoặc trong với nhiều màu sắc, thiết kế khác nhau. Thường được ứng dụng nhiều trong phong cách nội thất Minimalist (Tối giản, hiện đại).

+ Vách ngăn phòng ngủ: Vách ngăn làm từ kính cường lực trong suốt sẽ giúp mở rộng không gian cho phòng ngủ. Đặc biệt thích hợp cho những thiết kế nội thất mang phong cách nội thất Industrial độc đáo, cao cấp hướng đến không gian mở, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, mới lạ.

+ Vách ngăn WC: Thường sử dụng vách kính cường lực để chịu được sức nóng và độ ẩm cao. Đồng thời làm tăng vẻ sang trọng cho không gian phòng tắm.

 

Kính ốp tường ( Kính ốp bếp)

Bạn nên chọn chất liệu kính cường lực hấp màu 8 ly để ốp tường bếp vì khả năng chống chịu nhiệt, lực tốt. Kính cũng có độ bền, sáng bóng cao, giúp bạn lau chùi, vệ sinh nhanh chóng, dễ dàng hơn. Về mặt thẩm mỹ, kính ốp tường bếp đóng vai trò tạo điểm nhấn cho căn bếp, giữ sự sạch sẽ, sáng bóng mọi lúc cho không gian sống.

 

Kính trang trí

Kính trang trí được ứng dụng phổ biến để làm kính ốp vách bàn ăn, kính ốp vách phòng khách, kính bàn trang điểm kết hợp vách lam.

+ Kính thủy: Là loại kính được tráng một lớp bạc mỏng giúp phản chiếu hình ảnh sắc nét hơn. Trên thị trường hiện nay có các loại kính thủy của Việt Nam, Hàn Quốc nhưng bạn nên lựa chọn kính thủy của Thái Lan và Bỉ vì tầm giá và chất lượng khá hợp lý.

+ Kính thủy trà: Được ứng dụng làm vách phòng khách, vách bàn ăn vì màu trà giúp giảm độ chói và nhiệt độ từ các loại đèn điện, tạo được không gian thoải mái cho người sử dụng. Kính ốp tường thủy và thủy trà được sử dụng phổ biến trong thiết kế mang phong cách nội thất Neo Classical – Tân cổ điển.

+ Kính cường lực hấp màu: Ứng dụng phổ biến để ốp tường bếp, quầy lễ tân hay vách ngăn trong các không gian mang phong cách Modern (hiện đại) có thể lựa chọn độ dày mỏng tùy theo mục đích sử dụng và hiệu quả thẩm mỹ.

 

4. Kim loại thường dùng trong nội thất

 Kim loại thường dùng trong nội thất

Chất liệu kim loại phổ biến trong thiết kế nội thất thường thấy là sắt, inox và nhôm.

  • Sắt:

Chất liệu sắt được dùng phổ biến trong không gian mang phong cách nội thất Industrial (công nghiệp) hay phong cách nội thất Scandinavian (Bắc Âu).

Chân bàn ghế sắt có khả năng chịu lực và độ bền cao

+ Sắt sơn tĩnh điện: Thường dùng trong gia công khung chân cho bàn ăn, bàn trà, bàn làm việc hoặc ghế ngồi vì có tuổi thọ cao, chịu lực tốt. Thời gian thi công lâu và không chủ động được khi gia công các vật dụng décor với khối lượng ít.

+ Sắt sơn dầu: Có độ che phủ cao, bền màu và sáng bóng theo thời gian nhưng dễ trầy và bong tróc. Thời gian thực hiện nhanh và chủ động được thời gian.

+ Sắt sơn lót epoxy: Có khả năng chống gỉ cực kỳ cao nên được sử dụng chủ yếu trong thiết kế và thi công nội thất căn hộ, nhà ở. Thời gian thực hiện nhanh và chủ động về thời gian.

  • Inox

Kệ đỡ bàn lavabo inox 304 hiện đại

+ Inox 201, 304: Hai loại này khá phổ biến trong nội thất nhờ khả năng chống ăn mòn, chống nước tốt. Inox 304 có độ bền cao hơn nên được sử dụng rộng rãi được sử dụng trong các thiết kế nội thất nhà ở như khung dỡ bàn lavabo, khung kệ logia,.. Vì lí do đó mà giá thành của inox 304 cũng cao hơn inox 201.

Inox mạ PVD dùng trong các thiết kế nội thất sang trọng

+ Inox mạ PVD: Công nghệ mạ vàng PVD giúp mang đến vẻ đẹp sáng bóng tuyệt đối, độ bền, chống gỉ tối ưu. Inox mạ PVD chỉ nên được dùng làm nẹp chỉ trang trí hoặc vật dụng décor. Thích hợp với phong cách nội thất Neo Classical – Tân cổ điển.

  • Nhôm

Chất liệu nhôm trong thiết kế nội thất thường thấy là nẹp chỉ với màu sắc sang trọng (vàng mờ, vàng bóng, nhôm/inox bóng hay sâm banh), có công dụng làm tăng tính thẩm mỹ, giữ vệ sinh, an toàn cho người sử dụng.

Nẹp chỉ nhôm trang trí cho vách ốp đá phòng khách

+ Chất liệu nhôm dùng trong trang trí và che khuyết điểm như các nước nối, cắt trên những sản phẩm thiết kế nội thất bằng nẹp nhôm sàn gỗ, nẹp chỉ cho ốp tường đá, kính, nẹp đi dây điện,… Kiểu trang trí kết hợp chất liệu gỗ, đá với nhôm thường thấy trong phong cách nội thất Midcentury Modern.

Chân bàn ghế sắt có khả năng chịu lực và độ bền cao

Chân bàn ghế sắt có khả năng chịu lực và độ bền cao

 
Kệ đỡ bàn lavabo inox 304 hiện đại

Kệ đỡ bàn lavabo inox 304 hiện đại

 
Inox mạ PVD dùng trong các thiết kế nội thất sang trọng

Inox mạ PVD dùng trong các thiết kế nội thất sang trọng

Nẹp chỉ nhôm trang trí cho vách ốp đá phòng khách

Nẹp chỉ nhôm trang trí cho vách ốp đá phòng khách

5. Các loại sơn trong ngành nội thất

Các loại sơn trong ngành nội thất

Trên thị trường hiện nay sơn nội thất thường được phân loại làm ba hạng mục chính là sơn dùng cho đồ gỗ, sơn tường, sơn cho kim loại.

  • Sơn dùng cho đồ gỗ

Nội thất tủ bếp sơn 2K được nhiều khách hàng ưa chuộng

+ Sơn 2K (Bóng, mờ 100%, mờ 70%, mờ 50%) được dùng để sơn cho gỗ công nghiệp hoặc gỗ tự nhiên với nhiều màu sắc đa dạng. Sơn 2K sẽ giúp làm tăng thêm sức chống chịu nhiệt, độ ẩm và chống nước cho các sản phẩm gỗ nên thường được dùng cho các loại tủ bếp, tủ lavabo. Chọn sơn 2K cho nội thất gỗ sẽ giúp chống ố vàng và làm tăng tuổi thọ.

Nội thất tủ bếp gỗ sồi được sơn PU sang trọng

+ Sơn PU: Ngược lại với sơn 2K, sơn PU được dùng riêng cho các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên nhằm làm tăng độ sáng bóng, mịn, làm đậm màu gỗ nhưng vẫn giữ được đường nét của vân gỗ tự nhiên.

Nội thất tủ bếp sơn 2K được nhiều khách hàng ưa chuộng
Nội thất tủ bếp gỗ sồi được sơn PU sang trọng
  • Sơn cho kim loại

Sơn dầu và sơn epoxy là hai loại sơn được sử dụng phổ biến

+ Sơn dầu: Thường dùng cho các vật dụng nội thất bằng kim loại như bàn ghế, cửa sắt,..

+ Sơn Epoxy: Giúp tiết kiệm thời gian vì có thể sơn trực tiếp lên bề mặt kim loại mà không cần phủ thêm sơn lót.

Sơn tĩnh điện được dùng trong các thiết kế hiện đại, độc đáo

+ Sơn tĩnh điện: Giúp tiết kiệm chi phí sơn mà vẫn giữ nguyên hiệu quả thẩm mỹ, có thể tái sử dụng nhiều lần, Bạn có thể dùng sơn cho bàn trà, coffee, kệ tivi phòng khách, ưu điểm là dễ dàng vệ sinh, lau chùi trong quá trình sử dụng.

Sơn mạ inox PVD thích hợp với phong cách nội thất sang trọng, cổ điển

+ Sơn mạ inox (PVD): Màu vàng đồng, có độ sáng bóng cao, thích hợp cho các nội thất cao cấp hay mang phong cách sang trọng như bàn ghế, tủ kệ, nẹp chỉ kim loại cho tường đá cẩm thạch,..

Sơn dầu và sơn epoxy là hai loại sơn được sử dụng phổ biến
Sơn tĩnh điện được dùng trong các thiết kế hiện đại, độc đáo
Sơn mạ inox PVD thích hợp với phong cách nội thất sang trọng, cổ điển
  • Sơn tường (Dulux, Jotun..vv)

Mẫu sơn tường thông thường có nhiều màu sắc đa dạng

+ Sơn thông thường: Phổ biến và có chi phí thấp hơn sơn hiệu ứng và sơn chuẩn bảo vệ môi trường. Sơn thường sử dụng các loại sơn nước thông dụng trên thị trường với nhiều màu sắc đa dạng.

Những mẫu sơn hiệu ứng bắt mắt trở thành xu hướng mới

+ Sơn hiệu ứng: Được ứng dụng nhiều trong các không gian nội thất hiện đại, giúp mang đến tính thẩm mỹ độc đáo, sang trọng. Thường được sử dụng trong các không gian nhà hàng, khách sạn, studio,.. Các hiệu ứng thường thấy như ánh kim, ánh kim vàng, hiệu ứng vải nhung, vải lanh, hiệu ứng đá cẩm thạch,..

Dòng sơn chuẩn bảo vệ môi trường không chứa các chất độc hại

+ Sơn chuẩn bảo vệ môi trường: Các loại sơn chuẩn bảo vệ môi trường thường được dùng trong các công trình dân dụng, nhà ở vì có chỉ số VOC thấp (giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư hay các bệnh đường hô hấp cho người sử dụng).

6. Rèm, nệm…

a. Rèm

Để nhận biết được khả năng chống nắng của từng loại rèm khác nhau, bạn có thể phân biệt bằng cách đặt rèm dưới nắng hoặc rọi đèn bên dưới lớp vải rèm và quan sát khả năng cản sáng của chúng.

a1. Rèm chống nắng trung bình: Hiệu quả cản sáng khoảng 50%, HiHieegiúp mang lại nguồn ánh sáng tự nhiên, tránh làm chói mắt người trong phòng. Thường được kết hợp với hai loại rèm chống nắng tuyệt đối hoặc tầm cao để người dùng dễ dàng điều chỉnh nguồn ánh sáng trong phòng tùy theo nhu cầu sử dụng.

Rèm chống nắng trung bình có hiệu quả cản sáng khoảng 50% hoặc thấp hơn

a2. Rèm chống nắng tầm cao (70-80%): Có khả năng ngăn hơi lạnh, hỗ trợ cách nhiệt, cản sáng và chống nắng từ 70-80%. Thích hợp cho không gian như phòng khách, phòng ngủ, outlet trung bày sản phẩm, rèm phòng thử đồ,.. Vì không thể ngăn hoàn toàn ánh sáng nên rèm chống nắng này thường được kết hợp cùng những loại rèm vải lanh mỏng.

Rèm chống nắng tầm cao với khả năng cản sáng từ 70 – 80%

a3. Rèm chống nắng tuyệt đối (100%): Thường làm từ chất vải cỏ mây Hàn Quốc hay vải tráng cao su để giữ nhiệt và tăng độ cản ánh sáng lên đến 100%. Bạn nên dùng cho các phòng ở hướng Tây vì ánh nắng mặt trời thường xuyên chiếu trực tiếp vào đây. Các mẫu rèm cao cấp này có nhiều màu sắc, họa tiết đa dạng nên khách hàng có thể tự do lựa chọn theo gu thẩm mỹ của bản thân.

Rèm chống nắng cao su cản được 100% ánh sáng bên dưới

 

Rèm chống nắng cỏ mây Hàn Quốc cản ánh sáng tuyệt đối

b. Đệm

Là một trong những phần không thể thiếu trong các thiết kế nội thất gia dụng như ghế sofa, ghế ngồi, vách đầu giường,… Đệm thường được làm từ da thuộc, simili giả da hoặc vải bố tùy theo nhu cầu, sở thích của khách hàng.

b1. Da thật (cao cấp):

Chất liệu da thật cao cấp được nhiều khách hàng dùng làm sofa

Các loại da bò, dê được nhập khẩu và xử lý kỹ thuật để bọc đệm, thích hợp dùng trong các thiết kế cao cấp, sang trọng. Vì là da thật nên không bí vào mùa hè và giữ ấm tốt vào mùa đông. Càng sử dụng sẽ càng bóng, đẹp theo thời gian, tránh hiện tượng bạc màu, nứt,.. nếu chăm sóc và bảo quản đúng cách.

b2. Simili giả da (thông thường):

Chất liệu simili giả da dùng trong thiết kế vách đầu giường

Với mức giá hợp lý và phổ biến hơn, chất liệu Simili có thể lau chùi dễ dàng bằng nước ấm và giẻ lau vì thiết kế cố định. Bề mặt Simili mát hơn vải bố, không duy trì độ ẩm, thích hợp sử dụng dưới khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Được ứng dụng trong sản xuất sofa, giường, vách đầu giường, đôn ngồi, ghế ngồi làm việc.

b3. Vải bố:

Vải bố với nhiều màu sắc đa dạng được ứng dụng trong các thiết kế hiện đại

Đơn giá của vải bố và simili tương đương nhau nhưng mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau. Các sản phẩm bọc đệm bằng vải bố có thiết kế dây kéo để người dùng dễ dàng giặt rửa định kỳ, luôn đảm bảo được vệ sinh khi sử dụng. Vải bố có đồ dày, sợ vải dai bền, chắc nên có thể chịu được tải trọng lớn, thường được sử dụng nhiều trong cái thiết kế nôi thất mang phong cách Châu Âu hiện đại.

b4. Nhung:

Chất liệu vải nhung cần được bảo quản và vệ sinh đúng cách

Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, thường được dùng với mục đích trang trí là chủ yếu. Ứng dụng làm đệm sofa, vách đầu giường,.. trong các thiết kế nội thất sặc sỡ, sang trọng.

 

 

IV/ Hướng dẫn chọn phụ kiện – thiết bị nội thất

1/ Hướng dẫn chọn phụ kiện bếp

Phụ kiện bếp là gì?

Là các phụ kiện được thiết kế phù hợp cho các công năng và nhu cầu lưu trữ chung của người sử dụng thao tác bếp . Là phần quan trọng không thể thiếu cho các bếp được thiết kế theo các phong cách hiện đại hiện nay. Đa phần được làm từ kim loại và hợp kim nghiên về an toàn sức khỏe cho người dùng.

Chức năng của phụ kiện bếp là lưu trữ tối đa đồ dùng, vật dụng và thực phẩm được gọn gàng nhất tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thao tác nấu nướng mà không tốn nhiều sức di chuyển, thao tác qua về.

Các hãng cung cấp phụ kiện bếp tại HCM (Hồ Chí Minh)

Hafele, blum, hitech, eurogold, Newera vv… là các hãng mà chúng ta thường thấy khí tìm kiếm trên internet hoặc các showroom nội thất, ngoài ra có nhiều thương hiệu khác trên thị trường mà chất lượng đi đôi với giá cả. Chúng ta cũng có thể mua các phụ kiện bếp cơ bản ở các cửa hàng inox với chi phí khá rẻ.

Tuy với nhiều hãng khác nhau cùng chất lượng khác nhau sẽ làm chúng ta lúng túng không biết chọn hãng nào, phụ kiện nào để phủ hợp với nhu cầu của gia đình và không gian hiện bếp hiện tại. Tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các phần phụ kiện cần thiết để bố trí cho khu vực bếp.

Các phụ kiện bếp cơ bản cần dùng trong nhà bếp

  • Khay chén đĩa cố định đặt trên bồn rửa tiện cho thao tác úp chén bát, đĩa, ly tách, nắp xoong vv sau khi rửa.
  • Kệ gia vị dùng chứa các lọ gia vị như muối, bột ngọt, tiêu, bột nêm, dầu ăn, nước mắm, tương vv, kể cả dao thớt.
  • Khay chia muỗng nĩa dùng để phân chia các đũa, muỗng, dao kéo, dụng cụ vào các ô khác nhau để dễ dàng thao tác lúc dùng
  • Thùng rác dùng chứa các phần rác trong bếp và thường được bố trí dưới bồn rửa nhằm tiện cho việc thao tác.

Các phụ kiến bếp cao cấp nên dùng khi có điều kiện kinh tế

  • Kệ góc, mâm xoay cho tủ dưới có góc dùng lưu trữ và tận dụng góc chết
  • Tủ đồ khô (tủ kho) dùng lưu trữ nhiều thực phẩm, gia vị, đồ dùng với khối lượng lớn
  • Kệ xoong nồi dùng lưu trữ xoong, chảo, dụng cụ nấu một cách gọn gàn.
  • Kệ đựng chai lọ tẩy rửa lắp dưới bồn rửa cất dữ các chại lọ hóa chất, khăn lau một cách khoa học.
  • Thùng gạo dùng đựng gạo giúp dễ thao tác lấy gạo, gọn gàn và sạch sẽ.
  • Tay nâng thường dùng cho bếp trên phần đựng chén đĩa chên bồn rửa mục đích tranh việc đụng đâu khi thao tác qua lại.
  • Khay chén đĩa nâng hạ thường được bố trí bếp trên bên cạnh khu rửa giúp dễ thao tác trong quá trình rửa.
 
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Thiết kế thi công ngoại nội thất theo yêu cầu, SXLĐ sản phẩm trang trí nội thất, cải tạo sơn sữa nhà cũ

SXLĐ trang trí nội thất

Cải tạo sơn sữa nhà