Nhiều người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... có nhu cầu sử dụng máy lọc không khí cho không gian thông thoáng, giảm bụi bẩn, hạn chế ô nhiễm từ bên ngoài. Đây cũng là một trong những mặt hàng nhận nhiều sự quan tâm tại các cửa hàng điện máy. Anh Tài, chủ cửa hàng kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh trên đường Trường Chinh, quận 12 chia sẻ, phần lớn người mua là gia đình có trẻ nhỏ và quan tâm đến chất lượng không khí xung quanh.
"Thông số nào cho thấy máy đã lọc sạch không khí trong nhà, làm sao để máy luôn hoạt động ổn định, hạn sử dụng trong bao lâu... là thắc mắc thường gặp của người dùng khi mua sản phẩm này", anh Tài cho biết và khẳng định khâu bảo quản rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ máy, nhưng nhiều người chưa lưu tâm.
Nhiều năm nghiên cứu và phát triển dòng máy lọc không khí tối ưu cho sức khoẻ người dùng, ông Nicholas Lee - Tổng giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Philips gặp không ít trường hợp chỉ vì chọn mua không phù hợp hoặc sử dụng không đúng cách nên sản phẩm dù tốt đến mấy vẫn mau hỏng. Do đó, trước khi quyết định mua máy lọc, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ một số thông tin cơ bản, dựa vào các tiêu chí sau:
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng
Tương tự các thiết bị gia dụng khác, máy lọc không khí cũng có công suất hoạt động, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các không gian khác nhau như phòng khách, phòng ngủ hay văn phòng công ty...
Ông Nicholas Lee nhấn mạnh, mỗi dòng máy lọc không khí có công suất khác nhau. Tùy theo diện tích nơi sử dụng mà chọn sản phẩm phù hợp, khi đó, công năng của sản phẩm sẽ phát huy tối đa. Ví dụ, dòng máy lọc series 800 của Philips là gợi ý tốt cho phòng có diện tích khoảng 49 m2, mất 16 phút để làm sạch 20 m2. Nếu không gian rộng rãi hơn, diện tích lên đến 104 m2, máy lọc series 3000i sẽ là lựa chọn phù hợp với khả năng làm sạch 20 m2 trong vòng 8 phút.
Ngoài ra, thiết kế của máy cũng là điểm cần lưu ý, bởi đây được xem như một món đồ nội thất. Nếu sản phẩm có vẻ ngoài thiết kế chỉn chu và bắt mắt sẽ góp phần tô điểm không gian nhà ở.
Lưu tâm đến màng lọc
Máy lọc không khí cấu tạo cơ bản gồm khung máy, quạt hút và bộ lọc; hoạt động theo nguyên tắc đối lưu: không khí liên tục được quạt hút vào, đẩy qua các màng lọc để giữ bụi bẩn và thổi không khí sạch trở lại phòng.
Màng lọc là bộ phận quan trọng nhất của máy, có khả năng lọc các loại bụi bẩn trong không khí như bụi mịn PM 2.5 hay các loại virus, vi khuẩn, phấn hoa... Một số loại thịnh hành hiện nay có thể kể đến như màng lọc HEPA, màng lọc thô, màng lọc than hoạt tính hoặc dòng máy sử dụng công nghệ ion âm để lọc không khí. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh hoặc thay mới định kỳ, màng lọc có thể vô tình trở thành nơi vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi làm giảm tuổi thọ của máy.
Thông thường các loại màng lọc được khuyến cáo thay trong khoảng 6 tháng đến một năm. Tuy nhiên, tùy vào môi trường sống xung quanh, nên thường xuyên kiểm tra lõi và vệ sinh lớp bụi thô trên lớp màng lọc ngoài cùng. Chẳng hạn như với máy lọc không khí Philips, tuổi thọ của màng lọc HEPA có thể lên đến hai, ba năm; máy còn có nút báo tình trạng màng lọc cho người dùng tiện theo dõi, thay mới đúng hạn để vận hành trơn tru.
"Khả năng cản luồng khí thấp của bộ lọc Philips NanoProtect HEPA được đánh giá và chứng minh dựa trên Tốc độ phân phối không khí sạch (CADR), giúp người dùng yên tâm về tốc độ làm sạch và hiệu quả của máy lọc không khí sẽ đạt mức tối đa", đại diện từ Philips khẳng định.
Vị trí đặt máy
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động là vị trí đặt máy. Sản phẩm nên đặt ở vị trí thoáng, dễ lưu thông không khí trong phòng. Lưu ý, nếu lỗ thông hơi nằm ở mặt sau máy, nên tránh để máy sát tường hoặc gần những đồ nội thất có khả năng gây tắc nghẽn.
Ông Nicholas chia sẻ thêm, với một số dòng máy lọc không khí hoạt động 360 độ như Philips, bạn có thể dễ dàng đặt ở mọi nơi mà không cần tuân theo bất cứ quy luật nào. Bên cạnh công suất, màng lọc và thiết kế thì đây cũng là một yếu tố nên được cân nhắc khi lựa chọn mua máy lọc không khí cho gia đình.
Kiểm tra hiệu quả hoạt động
Người dùng có thể kiểm tra bằng cách đo chất lượng không khí trước và sau khi khởi động khoảng vài giờ. Vài dòng máy có thể dễ dàng kiểm tra thông qua ứng dụng kết nối với điện thoại thông minh, số khác tích hợp sẵn tính năng báo tình trạng chất lượng không khí ở mức tệ, trung bình hoặc tốt... theo màu sắc đèn hiệu trên máy.
Máy lọc giúp cải thiện chất lượng không khí, song vẫn cần sử dụng đúng cách để tối ưu hóa các tính năng. Bên cạnh đó, việc giữ gìn vệ sinh để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc; trồng thêm nhiều cây xanh, dọn dẹp nhà cửa thông thoáng... cũng là những cách để giữ cho bầu không khí trong lành, nâng cao chất lượng sống của gia đình.
Thy An