Trung Quốc thống trị ngành vật tư y tế

Trung Quốc thống trị ngành vật tư y tế, Mỹ tỉnh mộng

 Mỹ đã tìm cách để ngăn mọi nỗ lực biến tham vọng thống trị ngành vật tư y tế của Trung Quốc thành sự thật. 

Trả lời phỏng vấn Đài Fox News, Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 7/7 cảnh báo nước Mỹ sẽ tìm cách để đưa các dây chuyền sản xuất vật tư y tế Mỹ tại Trung Quốc về nước. Đây được cho là mục tiêu chiến lược của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quoc thong tri nganh vat tu y te, My tinh mong
Mỹ bắt đầu nhận thấy tham vọng thống trị ngành vật tư y tế của Trung Quốc.

“Trong tuần này, Tổng thống Trump sẽ ban hành một loạt sắc lệnh hành pháp về nhiều vấn đề bao gồm Trung Quốc; đưa dây chuyền sản xuất về nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Mỹ; nhập cư và giảm giá thuốc kê toa. Nhà Trắng sẽ giải quyết những vấn đề quốc hội không thể giải quyết” - Chánh Văn phòng Nhà Trắng lưu ý.

Ông Meadows cho biết, khi Quốc hội “không có hành động” chống lại Trung Quốc thì Tổng thống Trump sẽ có biện pháp riêng dẫu không tiết lộ chi tiết.Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ông Meadows chỉ cho biết, ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Trump là sắc lệnh khuyến khích doanh nghiệp chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ, nhất là những công ty liên quan đến vật tư y tế.

Sau đó, trên Twitter, Tổng thống Trump bình luận: “Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho Mỹ và cả thế giới!”.
 
Điều gây chú ý khác là trong cuộc điều trần gần đây ở Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Tướng Gustave Perna, người được Tổng thống Mỹ Trump chỉ đạo dẫn đầu sáng kiến Operation Warp Speed  (OWS) để phát triển vaccine COVID-19, cũng loại bỏ khả năng sẽ hợp tác với Trung Quốc để nghiên cứu vaccine.

Khi được hỏi ông có cam kết hợp tác với tất cả các nước trên thế giới hay không, Perna nói ông "cam kết sẽ làm việc với tất cả các nước mà chúng tôi cho rằng sẽ an toàn với an ninh quốc gia của chúng tôi".

Thượng nghị sĩ Dân chủ Mazie Hirono của Hawaii hỏi ông Perna:"Có gồm Trung Quốc hay không?"Tướng Perna trả lời: "Hiện tại, với tôi thì không."Tuyên bố của ông Perna cho thấy Washington hiện không sẵn lòng hợp tác với Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Hồi tháng 4, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) tuyên bố lập dự án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân nhằm tăng tốc phát triển vaccine và điều trị COVID-19 (ACTIV). Song Trung Quốc không nằm trong nhóm 18 công ty dược phẩm tham gia dự án, trong đó có các công ty của Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Thụy Sĩ và Pháp.
 
Sự đối đầu của Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu trong lĩnh vực thương mại nhưng bây giờ bắt đầu lan sang nhiều vấn đề khác. Người Mỹ đã bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của các sản phẩm của Trung Quốc và đã phải lên kế hoạch hành động.

Trung Quốc thực sự đã thống trị ngành vật tư y tế toàn cầu?

Đại dịch toàn cầu đang thực sự khiến thế giới tạm dừng lại và nhìn vào Trung Quốc- quốc gia được ví như là công xưởng của thế giới, hiện đang đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Người châu Âu nhận ra họ có thể chọn lựa sản phẩm theo giá hoặc chất lượng. Nhưng đó là trong điều kiện bình thường. Giữa đại dịch, người có tiền cũng chưa chắc đã mua được thiết bị cứu lấy sinh mạng của họ.

Dịch COVID-19 diễn ra khiến người châu Âu đổ xô đi mua khẩu trang để bảo vệ chính mình. Khi ấy, những người có năng lực nhất lại nằm ở Trung Quốc, quốc gia vừa bắt đầu các hoạt động trở lại sản xuất khi đã khống chế được dịch bệnh.

Những chiếc khẩu trang đã chuẩn bị lên máy bay đến châu Âu song lập tức được đổi điểm đến khi người Mỹ đồng ý trả tiền mặt và giá gấp đôi. Sau đó, phía Mỹ, trong những tuyên bố công khai đã phủ nhận việc họ "ăn chặn" các sản phẩm khẩu trang được nhà sản xuất Trung Quốc bán cho các đồng minh của Mỹ tại châu Âu là Đức và Pháp dẫu có quá nhiều bằng chứng thuyết phục đến từ các giới chức y tế địa phương.

Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy, Trung Quốc đang trở thành độc tôn trên thị trường vật tư y tế toàn cầu.

Câu chuyện của ông Rakesh Tammabattula, một doanh nhân vùng ngoại ô Los Angeles (Mỹ) là một minh chứng. Ông Tammabattula nhận thấy tình hình dịch bệnh COVID-19 và bắt đầu chuyển hướng kinh doanh từ ngành thực phẩm chức năng sang sản xuất khẩu trang và dung dịch khử trùng. Để làm điều này, ông cần một loại máy cắt vải chuyên dụng.

Trung Quoc thong tri nganh vat tu y te, My tinh mong Phóng to
Máy cắt vải tại cơ sở sản xuất khẩu trang của ông Rakesh Tammabattula ở Los Angeles được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: NY Times

 

Tammabattula nhận ra các thiết bị như vậy chỉ có ở Trung Quốc. Ông phải thuê một chuyên cơ chỉ để chuyển chiếc máy dài 10 m, cao 1,8 m từ Trung Quốc đến Mỹ. Ngay cả việc sản xuất nước rửa tay cũng gặp nhiều khó khăn. Tammabattula không thể tìm được công ty nội địa nào cung cấp chai nhựa phù hợp và lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc nuôi tham vọng trở thành gã khổng lồ ngành vật tư y tế

Giới quan sát nhận thấy, Trung Quốc đã có hẳn một chiến lược để trở thành gã khổng lồ, thâu tóm ngành vật tư y tế toàn cầu.

Theo chính sách của nước này, chủ sở hữu của các nhà máy được hưởng giá đất rất dễ chịu, cùng khoản vay và trợ cấp rộng rãi. Các bệnh viện đại lục được khuyến khích nhập vật tư từ doanh nghiệp địa phương, đem lại cho các nhà cung cấp thị trường thuận lợi và độc quyền.

Shenzhen Mindray, một công ty cung cấp máy thở và các thiết bị hồi sức tích cực, từng nhận khoản đầu tư 16,6 triệu USD mỗi năm, kể từ 2017. Guangzhou Improve, đơn vị chế tạo kit xét nghiệm và khẩu trang cũng được hỗ trợ 2,5 đến 5 triệu USD hàng năm.Sinopec, một công ty dầu mỏ, cho biết đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ khi khởi công xây dựng nhà máy sản xuất màng lọc vi hạt cho khẩu trang và mặt nạ phòng độc. 600 kỹ sư và công nhân làm việc liên tục 35 ngày, xây xong một cơ sở đáng lẽ mất một năm để hoàn thiện. Sắp tới, khi vaccine ra mắt, nhu cầu đối với đồ bảo hộ và khẩu trang dự kiến giảm mạnh, nhiều nhà máy trên thế giới có thể sẽ đóng cửa. Song đến nay, các công ty Trung Quốc chịu chi phí sản xuất thấp nhất, chiếm ưu thế nếu có đợt bùng phát tiếp theo.

Trung Quoc thong tri nganh vat tu y te, My tinh mong Phóng to
Các mẫu khẩu trang trên dây chuyền sản xuất của Trung Quốc, trước khi thiết bị được chuyển về Mỹ. Ảnh: NY Times

 

Mục tiêu đẩy mạnh sản xuất vật tư y tế của Trung Quốc bắt đầu từ năm 2005, khi dịch SARS bùng phát, giết chết 350 bệnh nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ tuyên bố họ đã nghiên cứu thành công loại khẩu trang phòng độc phù hợp với khuôn mặt của người dân nước này.

Năm 2010, chính phủ đề ra kế hoạch 5 năm, tập trung vào phát triển các thiết bị cơ bản, nhu cầu cao, ứng dụng rộng rãi.

Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, kể từ trước đại dịch, Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều mặt nạ phòng độc, khẩu trang phẫu thuật, kính và quần áo bảo hộ hơn so với phần còn lại của thế giới. COVID-19 cũng vô tình trở thành thời cơ đối với Bắc Kinh. Thành phố đã tăng sản lượng khẩu trang gấp 12 lần chỉ trong tháng 2.

Ma Zhaoxu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết từ tháng 3 đến tháng 5, nước này đã xuất khẩu 70,6 tỷ chiếc khẩu trang, gấp 3,5 lần so với toàn thế giới trong năm ngoái.

Theo Bob McIlvaine, người điều hành công ty nghiên cứu và tư vấn cùng tên ở bang Illinois (Mỹ), năng lực sản xuất hiện tại của khu vực là 150 tấn vải khẩu trang một ngày, gấp 15 lần so với nguồn cung của toàn bộ các công ty Mỹ, ngay cả khi họ đã đẩy mạnh tiến độ vào mùa xuân năm nay.

Omar Allam, cựu quan chức thương mại Canada nhận định rằng, Trung Quốc đã từng bước hiện thực hóa tham vọng kiểm soát chuỗi cung ứng vật tư y tế toàn cầu. "Nước này đã thành công trong việc độc chiếm thị trường thiết bị bảo hộ cá nhân, nắm quyền kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu" - ông Omar Allam nói.  Hải Lâm

Tin khác
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Trung Quốc thống trị ngành vật tư y tế

Quốc gia thống trị ngành vật tư y tế

Ai thống trị ngành vật tư y tế