Ngôi nhà này tọa lạc tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), một thành phố trẻ đang trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Do đó, nơi này có mật độ nhà ở dày đặc, không gian xanh hạn chế. |
Gia chủ mong muốn ngôi nhà sẽ tập trung vào việc cải thiện chất lượng không khí, ánh sáng và nước, đồng thời tạo ra môi trường sống thoải mái phù hợp với nhu cầu văn hóa và khí hậu của thành phố. |
Ngoài ra, gia chủ còn muốn ngôi nhà hướng đến mục tiêu tạo ra hệ sinh thái, cùng tồn tại cộng sinh trong kiến trúc đô thị, giải quyết những hậu quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa như ô nhiễm, không gian sống hạn chế và thiếu không gian xanh. |
Từ yêu cầu của gia chủ, ngôi nhà được xây dựng trên diện tích 150m2 và mặt tiền rộng 5m, cung cấp không gian linh hoạt cho một gia đình bốn người. |
Ngôi nhà ra đời nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống của nhà ở đô thị, bằng cách tích hợp hệ sinh thái cộng sinh vào tòa nhà. |
Ngôi nhà tập trung vào các tiêu chí như kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, chất lượng không khí, đủ ánh sáng, chất lượng nước và thiết kế công thái học. |
Các tính toán mô phỏng năng lượng đã chứng minh mức tiêu thụ năng lượng vận hành giảm 31%, so với các ngôi nhà tương tự trong bối cảnh đô thị. |
Ngôi nhà tích hợp nhiều kỹ thuật nông nghiệp đô thị khác nhau, như thủy canh, tái sử dụng nước và ủ phân, tạo ra một hệ sinh thái đa dạng với hơn 300 loài thực vật và động vật. |
Ngôi nhà cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực về việc thu hút ong, cho thấy một môi trường sống sạch hơn và đa dạng hơn. |
Ngôi nhà là một khuôn khổ kiến trúc nuôi dưỡng hệ sinh thái cộng sinh, giúp tạo ra một môi trường đô thị đáng sống và bền vững hơn, bằng cách giải quyết các vấn đề đô thị hóa và cung cấp một không gian sống lành mạnh và xanh hơn cho người ở. |