GIỚI THIỆU DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ.
Quy trình cung cấp dịch vụ xin giấy phép xây dựng nhà phố:
Nhận hồ sơ và tư vấn cho khách hàng giải pháp xin phép xây dựng.
Khảo sát thực địa nhằm đánh giá tình trạng hồ sơ.
Lập hồ sơ Xin phép xây dựng cho khách hàng.
Thay khách hàng nộp và nhận kết quả.
Thời gian cấp giấy phép xây dựng nhà phố mới đối với nhà ở đô thị là 15 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ PHỐ TRỌN GÓI BAO GỒM :
Bản vẽ xin phép xây dựng.
Bản vẽ hiện trạng (nếu có).
Dịch vụ xin phép xây dựng.
Lệ phí xin phép xây dựng.
Một số chi phí khác.
Thông thường các chủ đầu tư sẽ tìm hiểu các vấn đề pháp lý trước khi xây nhà cũng như các thủ tục về quy định xin giấy phép xây dựng để chủ đầu tư nắm bắt và dự trù chi phí phải chi hạn chế tránh tình trạng mất nhiều thời gian. Vì thế chúng tôi viết bài này với kinh nghiệm nhiều năm trong xây dựng để quý khách hàng nắm được thời gian và thủ tục xin phép xây dựng.
Bản vẽ hoàn công là gì?
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện tình trạng thực tế của ngôi nhà sau khi xây, trong đó cho thấy kích thức trên thực tế so với kích thước bản thiết kế. Như vậy bản vẽ hoàn công phản ánh những thay đổi của công trình so với thiết kế ban đầu & cũng bao gồm các hạng mục chi tiết giống như bản vẽ gốc.
Vì sao cần lập bản vẽ hoàn công?
Do bản vẽ hoàn công thể hiện các chi tiết và kích thước thực tế xây dựng, nên có vai trò quan trọng giúp chủ nhà nắm được tình trạng, vị trí chính xác của các hạng mục khi sửa chữa, bảo trì ngôi nhà. Đây cũng là giấy tờ cần thiết cho thủ tục hoàn công để hoàn tất thanh toán cho nhà thầu.
Về mặt pháp lý, bản vẽ này là cơ sở giúp cơ quan Nhà nước xác định xem chủ nhà có làm đúng theo giấy phép xây dựng hay không.
Bản vẽ hoàn công khác bản vẽ thiết kế như thế nào?
Nếu công trình thi công theo đúng bản vẽ gốc và không có gì thay đổi, có thể sử dụng chính bản thiết kế ban đầu làm bản vẽ hoàn công. Khi có sự điều chỉnh về kích thước, thiết kế mới cần lập bản vẽ mới.
Trong bản vẽ hoàn công cần có dấu xác nhận và chữ ký của các bên có trách nhiệm, bao gồm người lập bản vẽ, chủ đầu tư, đơn vị thi công, người giám sát thi công.
Đơn vị thi công có trách nhiệm đóng dấu hoàn công vào bản vẽ.
Mẫu bản vẽ hoàn công
Mẫu bản vẽ hoàn công có thể được trình bày trên khổ giấy lớn chia thành nhiều phần thể hiện các hạng mục khác nhau, hoặc đóng thành tập A4 với mỗi trang thể hiện một hạng mục.
Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công (trích Thông tư 26/2016/TT-BXD)
Một số quy định của Nhà nước về Bản vẽ hoàn công và việc lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình trích trong [Thông tư 26/2016/TT-BXD]: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng & bảo trì công trình xây dựng của Bộ Xây dựng…
(Trích)
Điều 11. Bản vẽ hoàn công
1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành do mình thi công. Riêng các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo.
2. Đối với trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.
3. Việc lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư này.
Điều 12. Quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình
1. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào khai thác, sử dụng theo danh mục quy định tại Phụ lục III Thông tư này. Các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình lập và lưu trữ hồ sơ đối với phần việc do mình thực hiện. Trường hợp không có bản gốc thì được thay thế bằng bản chính hoặc bản sao hợp pháp.
2. Thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 10 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm A, 7 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm B và 5 năm đối với công trình thuộc dự án nhóm C kể từ khi đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập một bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này, bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ này trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình.
4. Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng.
5. Hồ sơ nộp vào Lưu trữ lịch sử của công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Hồ sơ hoàn công gồm những gì?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn từng hạng mục xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
Những giấy tờ cần chuẩn bị trong hồ sơ hoàn công nhà ở được Bộ xây dựng quy định cụ thể và chi tiết trong các văn bản hướng dẫn, tuy nhiên không phải chủ nhà nào cũng nắm được quy định này dẫn tới một số trường hợp bị trả lại hồ sơ do thiếu sót hoặc không hợp lệ.
Vậy hồ sơ hoàn công gồm những gì? Mời bạn cùng tham khảo những quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD (ngày 30 tháng 10 năm 2015) của Bộ Xây dựng để có cái nhìn đầy đủ về vấn đề này :
Theo quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ của Bộ Xây Dựng, có 8 loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ hoàn công, bao gồm :
1/ Giấy phép xây dựng
2/ Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có)
3/ Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
4/ Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công
5/ Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
6/ Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng)
7/ Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có)
8/ Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về an toàn phòng cháy chữa cháy, vận hành thang máy (nếu có)
Như vậy có thể thấy rằng, các giấy tờ văn bản cần chuẩn bị sẽ nằm trong 8 loại trên. Tuy nhiên không phải công trình nào cũng cần phải có đầy đủ 8 loại mà căn cứ vào tình hình thực tế mà số lượng có thể khác đi.
Nhưng, tối thiểu một bộ hồ sơ sẽ cần 4 loại giấy tờ sau:
+ Giấy phép xây dựng
+ Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng
+ Hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công
+ Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
Hiện nay, bản vẽ hoàn công cũng không còn là giấy tờ bắt buộc mà chỉ cần thiết khi công trình xây dựng khác với thiết kế ban đầu thì mới cần bổ sung.
Nắm được các bước thủ tục hoàn công nhà ở & chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cơ bản theo quy định là điểm mấu chốt để chủ nhà có thể nộp hồ sơ một cách nhanh chóng và không gặp khó khăn trong quá trình thẩm định hồ sơ.